Thi Công Mái Tôn Nhà Xưởng

Nhu cầu thi công mái tôn nhà xưởng ngày nay

Mái tôn được xem như một giải pháp kiến trúc tối ưu cho nhà xưởng bởi những lý do sau:

  • Với cấu tạo từ hệ thống khung kèo thép và mái tôn nên làm mái tôn nhà xưởng sẽ tối ưu được thời gian sử dụng nhờ vào tính bền vững. Mái tôn có thể có tuổi thọ lên đến 20 – 40 năm nếu chọn được sản phẩm chất lượng và thi công đúng cách
  • Mái tôn giúp nhà xưởng chống chọi được với các yếu tố tác động từ thời tiết như mưa, nắng, động đất,… Thậm chí còn có thể ngăn chặn được các rủi ro của hỏa hoạn có thể xảy ra
  • Nhờ vào trọng lượng nhẹ mà thời gian lắp đặt và thi công làm mái tôn được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí cho chủ công trình
  • Ngày nay các loại mái tôn nhà xưởng được sản xuất với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và mẫu mã,… giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, tăng tính thẩm mỹ cao cho nhà xưởng

Cơ Khí Miền Bắc – Chuyên thi công mái tôn nhà xưởng đẹp và uy tín tại Hà Nội

Với nhiều năm kinh nghiệm, Cơ Khí Miền Bắc là địa chỉ được khách hàng tin tưởng và lựa chọn là đơn vị chuyên thi công và làm mái tôn nhà xưởng cho các công trình lớn nhỏ tại TP Hà Nội bởi:

  • Chúng tôi chuyên cung cấp và sử dụng vật liệu làm mái tôn nhà xưởng chính hãng và chất lượng, có đầy đủ có giấy tờ kiểm định, chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm
  • Quy trình lợp mái tôn nhà xưởng đúng chuẩn và khoa học, đảm bảo đúng tiến độ được đề ra và chất lượng của công trình
  • Nhân viên thi công là những người thợ dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao và luôn tỉ mỉ trong công việc sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng nhất
  • Với mong muốn có thể trở thành đối tác lâu dài của bạn, mức giá thi công mái tôn nhà xưởng tại Cơ Khí Miền Bắc vô cùng cạnh tranh và nhiều ưu đãi, có áp dụng thêm nhiều chương trình khuyến mãi cho các công trình lớn hoặc khách hàng thân thiết
  • Ngay cả khi đã nghiệm thu hợp đồng, nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp khó khăn hay có bất kỳ vướng mắc nào thì chúng tôi cam kết sẽ vẫn luôn hỗ trợ và phục vụ nhiệt tình

Xem thêm hình ảnh công trình đã được thực hiện bởi Cơ Khí Miền Bắc

Bảng giá thi công mái tôn nhà xưởng tại Cơ Khí Miền Bắc

Báo giá thi công làm mái tôn 1/ Tôn Việt Nhật

  • Tôn Việt Nhật – Dày 0.40 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 290.000 đ/m2
  • Tôn Việt Nhật – Dày 0.45 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 300.000 đ/m2
  • Tôn Việt Nhật – Dày 0.50 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 310.000 đ/m2

2/ Tôn Hoa Sen

  • Tôn Hoa Sen – Dày 0.40 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 310.000 đ/m2
  • Tôn Hoa Sen – Dày 0.45 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 340.000 đ/m2
  • Tôn Hoa Sen – Dày 0.50 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 350.000 đ/m2

3/ Tôn Đông Á

  • Tôn Đông Á – Dày 0.40 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 320.000 đ/m2
  • Tôn Đông Á – Dày 0.45 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 340.000 đ/m2
  • Tôn Đông Á – Dày 0.50 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 360.000 đ/m2

Lưu ý: 

  • Đơn giá trên chưa bao gồm VAT 10%
  • Báo giá trên ĐÃ bao gồm chi phí thi công lắp đặt ở Hà Nội.

Tổng hợp các loại mái tôn thường được sử dụng làm mái tôn nhà xưởng

Tùy vào từng đặc điểm, yêu cầu của công trình, điều kiện kinh tế mà người dùng có thể lựa chọn loại mái tôn nhà xưởng phù hợp. Dưới đây là tổng hợp 4 loại mái tôn phổ biến thường được sử dụng nhiều nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Làm mái tôn nhà xưởng bằng tôn lạnh

Tôn lạnh có chứa một hàm lượng lớn của nhôm và sắt nên có khả năng chống ăn mòn vượt trội. Loại tôn này có thể hạn chế được tối đa các tia nắng từ mặt trời và lượng nhiệt truyền qua nhà xưởng để giữ cho không gian được mát mẻ và thoáng đãng. Được biết so với những sản phẩm cùng loại thì làm mái tôn lạnh có thời gian sử dụng cao gấp 4 lần.

2. Làm mái tôn nhà xưởng bằng tôn mát (tôn cách nhiệt)

Được cấu tạo bởi ba lớp với khả năng ngăn cản được nhiệt từ mặt trời. Sản phẩm này còn có thể hạn chế được nguy cơ, rủi ro hỏa hoạn và giữ tính thẩm mỹ cho nhà xưởng.

3. Làm mái tôn nhà xưởng bằng tôn cán sóng

Loại tôn này được sản xuất với rất nhiều những màu sắc khác nhau, chia thành nhiều loại nhỏ như tôn 5 sóng, 9 sóng hay 11 sóng,… giúp cho thiết kế của nhà xưởng trở nên đẹp và độc đáo hơn. Tuy nhiên tôn cán sóng lại có nhược điểm là vì không được lót các lớp xốp hay PU như tôn mát nên chỉ phù hợp ở những môi trường có điều kiện thời tiết mát mẻ.

4. Làm mái tôn nhà xưởng bằng tôn giả ngói

Tôn giả ngói có ưu điểm là giúp cho phần khung sườn của mái, cột và móng giảm được lượng tải trọng tác động lên nhà xưởng. Với sự phong phú về kiểu dáng, màu sắc mà đây cũng là loại tôn được nhiều người yêu thích khi thi công mái tôn nhà xưởng.

Quy trình thi công mái tôn nhà xưởng 

Trong quá trình thi công mái tôn nhà xưởng, để đảm bảo được chất lượng và tính thẩm mỹ thì bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thi công

Trước khi làm mái tôn nhà xưởng thì bạn cần tính toán, đo lường được kiểu tôn, màu sắc và những dụng cụ cần thiết để hỗ trợ cho việc thi công như xà gồ, máng xối, úp viền, các loại mũi khoan,…

Bước 2: Tiến hành thi công xà gồ hệ khung mái

Dựa vào bảng vẽ thiết kế nhà xưởng chi tiết mà việc thi công xà gồ hệ khung mái có thể tiến hành đơn giản mà không quá khó khăn. Tuy nhiên người thợ thi công cần phải chú ý đến việc tính toán cẩn thận khoảng cách và độ dày của xà gồ, độ dốc mái,… Độ dốc mái theo tiêu chuẩn là lớn hơn hoặc bằng 15% để khi trời mưa thì nước có thể tự thoát dễ dàng.

Bước 3: Lắp đặt các viền bao quanh mái

Sử dụng đinh đóng mái thường là đinh từ 5 – 7 cm nhằm cố định phần diềm mái và mái hắt bao quanh cho toàn bộ diện tích mái thi công. Nếu nhà xưởng có máng nước thì các viền cần được đặt chồng lên nhau trên các cánh của mái tôn. Viền bao quanh nên được lắp đặt cẩn thận và chính xác để mái tôn nhà xưởng tăng thêm độ vững chắc.

Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp mái tôn nhà xưởng

Các tấm mái tôn nhà xưởng nên được lắp đặt theo thứ tự từ phần đỉnh cao nhất rồi xuống dần đến mép mái. Cần lưu ý tấm lợp đầu tiên cần đặt ra nhô ra khỏi mái ít nhất là 3/4 inch. Đối với những tấm tiếp theo thì gối lên nhau tối thiểu là 1 inch.Để bịt kín các khoảng nối giữa của mái tôn thì bạn có thể sử dụng các loại keo silicone sẽ giúp các điểm nối siết chặt hơn và không gây dột cho nhà xưởng.

Bước 5: Lắp đặt tấm che khe nối

Tấm che khe nối thường sẽ được lắp đặt tại những điểm nối của mái tôn nhà xưởng nhằm che đi các vết nối, hạn chế bụi bẩn và ngăn chặn nước mưa. Phần tấm che này phụ thuộc vào đặc điểm của nóc mà có thể sẽ được uốn cong chữ V. Tùy theo độ rộng của máng tấm che khe nối mà sẽ quyết định được nên dùng 1 hay 2 hàng đinh

Bước 6: Hoàn thành quy trình lợp mái tôn nhà xưởng, vệ sinh và nghiệm thu

Để hạn chế được những sai sót khi thi công thì thợ thi công sau khi lợp mái tôn nhà xưởng cần kiểm tra lại tổng thể phần mái, cả bên trong lẫn bên ngoài. Đồng thời những mảnh lợp hoặc đinh vít có thể còn thừa lại cũng cần được dọn dẹp sạch để đảm bảo độ bền và tránh hư hại sau này.

Một số lưu ý cần thiết khi làm mái tôn nhà xưởng

  • Trong quá trình vận chuyển, làm mái tôn nhà xưởng không nên kéo trượt mái sẽ làm xước sơn và khiến vật liệu bị thiệt hại, hư hỏng
  • Không để xi măng dính vào mái tôn vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của mái
  • Tránh dùng các chất dung môi như xăng dầu hoặc các chất tẩy rửa có tính ăn mòn lên bề mặt của tôn để tôn không bị ăn mất màu, hư hại
  • Khung mái tôn sau khi được hoàn thiện nên sử dụng thêm lớp sơn chống rỉ để tăng cường độ bền của mái trước các tác động từ thời tiết
  • Khi cắt tấm lợp tôn không nên để phôi sắt bắn lên trên bề mặt của tôn nhằm tránh bị cháy lớp sơn dẫn đến rỉ và giảm tuổi thọ của sản phẩm

Chủ đề liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *